Lịch sử làng Thượng Nghĩa (Cam-Lộ tỉnh Quảng Trị)

Làng Thượng Nghĩa - Tất cả mọi sự vật trên đời đều có lịch sử của nó Từ một đất nước,một làng,xã,một ngôi chùa,một con đường,một ngôi trường v.v… Vậy lịch sử là gì? Lịch sử là mốc thời gian nó trải qua, nó hình thành tồn tại và phát triển được ghi chép rỏ ràng
Để thấu hiểu lịch sử làng Thượng-Nghĩa tại xã Cam-Phong, huyện Cam-Lộ, tỉnh Quảng-Trị qua quá trình hình thành, tồn tại và phát triển theo dòng lịch sử thịnh suy của đất nước. Tôi xin sơ lược qua lịch sử nước nhà gần 500 năm về trước.


I LỊCH SỬ NƯỚC VIỆT-NAM từ nửa bán thế kỷ thứ 16 đến thế kỷ thứ 20

Từ thế kỷ 16 biên giới nước ta mới tới Quy-Nhơn tức Bình-Định bây giờ. Thời nhà Lê trung hưng với danh nghĩa phò Lê diệt Mạc binh quyền ở trong tay Nguyễn-Kim khi Nguyễn-Kim mất không trao binh quyền cho con trai là Nguyễn-Uông và Nguyễn-Hoàng mà lại trao cho con rể là Trịnh-Kiểm.
Trịnh-Kiểm sau khi nắm trọn binh quyền lại lấn át vua Lê làm cho Nguyễn-Uông và Nguyễn-Hoàng tỏ thái độ bất bình. Để diệt trừ hậu họa Trịnh-Kiểm đã giết Nguyển-Uông Nguyễn-Hoàng lo sợ sẻ đến phiên mình nên ráo riết vận động xin vua Lê và Trịnh-Kiểm cho đi trấn giữ Thuận-Hóa nơi biên giới đàng trong để tránh xích mích giửa hai giòng họ và tính kế xây dựng cơ nghiệp lâu dài theo lời tiên đoán của trạng trình Nguyễn-Bỉnh-Khiêm:
“Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”
Năm 1558, Nguyễn-Hoàng với chức Đoan quận công gấp gáp chiêu mộ quân sỉ, cùng gia đình họ dong buồm hướng thẳng miền nam vào Thuận-hóa. Điểm đóng đô đô đầu tiên là Ái-Tử tỉnh Quảng trị hiện cỗ thành còn tại làng Trà-Bát huyện Triệu Phong. Từ đó đến đời chúa Võ-Vương 1765, trải qua 200 trăm năm thịnh trị các chúa Ngyển áp dụng chính sách chiêu dân lập ấp mở mang bờ cõi đồng hóa Chiêm-thành và vùng Thủy-Chân-Lạp đánh dẹp Xiêm-La, Cao-Miên mở rộng biên giới tới tận Cà-Mau, Hà-Tiên như bây giờ. Đối với phương bắc các chúa Nguyễn vẫn tôn vua Lê nhưng lại chống chúa Trịnh gây ra cảnh Trịnh Nguyễn phân tranh kéo dài khoảng 45 năm từ 1617-1672, lấy sông Gianh làm ranh giới. Khoảng 1765, chúa Võ-Vương còn nhỏ, lộng thần Trương-Thúc-Loan làm điều xằng bậy dân tình đói khổ oán than. Ba anh em Nguyễn-Nhạc, Nguyễn-Huệ,Nguyễn –Lữ đứng lên làm cuộc cách mạng thống nhất đất nước.
Vua Quang-Trung lên ngôi năm 1788 đưa đất nước phát triển, có nhiều sự đổi thay lớn nhưng chưa được bao lâu vua Quang-Trung mất cơ nghiệp về tay chúa Nguyễn-Ánh tức vua Gia-Long năm1802. Triều Nguyễn nối tiếp 13 vị vua trị vì đất nước, cuối cùng là vua Bảo-Đại thoái vị nhường ngôi cho chính phủ Nước Việt-Nam-Dân-Chủ Cộng-Hòa năm 1945.
Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa lãnh đạo nhân dân đánh đuổi giặc Pháp xâm lược. Quân Pháp thua tại mặt trận Điện-Biên 1954 buộc phải ký hiệp ước Rơ-Ne- vơ, chia nước Việt-Nam thành hai miền nam, bắc lấy vĩ tuyến 17, sông Bến-Hải làm ranh giới.
Hơn một triệu người dân miền bắc di cư vào nam. Hai miền nam, bắc không hiệp thương thống nhất được, lại tiếp tục đánh nhau vì ý thức hệ tư bản (Mỹ) và Cộng-sản (Liên Xô). Mãi đến năm 1975 mới thống nhất đất nước. Lại một đợt di dân lần thứ ba về miền nam.
II - LỊCH SỬ LÀNG THƯỢNG-NGHĨA tại Quảng-Trị
Năm 1558, tổ tiên chúng ta từ miền đất Thanh-Hóa theo lời gọi của chúa Nguyễn-Hoàng vượt đường biển vào cảng Cửa-Việt Quảng-Trị đi sâu vào đất liền khai canh lập ấp đặt tên làng là Thượng-Nghĩa.
Làng Thượng-Nghĩa cách cảng Cửa-Việt độ 6km về hướng đông bắc Bắc giáp làng Phi-Thừa, Thượng-Độ, đông giáp làng Đông-Lai, tây giáp làng Nghĩa-An, nam giáp làng An-Lạc sau dần khai phá về hướng tây nam, phía hửu ngạn sông Hiếu. Hiện mộ ông bà thủy tổ họ Hoàng-Đức táng tại thị xã Đông-Hà. Cách thị xã Đông-Hà khoảng 7km về hướng tây theo quốc lộ 9 lập làng Vĩnh-Đại và làng Vĩnh-An nối dài đến kilomet 10 tiếp giáp những dãy đồi phía tây nam trọt Cỏ-Ống, làng Nghĩa-Hy. Cánh đồng nam đường 9 gọi là đồng Bàu-Ra cũng thuộc của làng. Mộ các vị tiền khai khẩn Trương, Trần, Hồ đều táng ở đó. Tổ tiên vẫn mở rộng về tây nam lập làng Thượng-Nghĩa (Cùa) thuộc xã Cam-Nghĩa huyện Cam-Lộ gần căn cứ Tân-Sở nơi vua Hàm-Nghi đặt đại bản doanh chống Pháp, sau này còn mở vào Trạng-Tre, Rào-Vịnh vì vậy người ta thường gọi làng Thượng-Nghĩa đại xã năm thôn.
Các dòng họ cùng khai phá làng Thượng-Nghĩa gồm: Họ Hoàng-Văn, Hoàng-Kim, Hoàng-Đức, Hoàng-Ngọc và họ Trương, Trần, Hồ, Mai, Nguyễn, Trịnh.
Có hai làng gọi là làng họ với Thượng-Nghĩa: Làng Thượng-Trạch ở huyện Triệu-Phong gần làng Chợ-Cạn, làng Thượng-Phước ở tả ngạn sông Thạch-Hãn trên làng An-Đôn thường lui tới cúng bái tổ tiên với nhau.
Cả năm thôn đều được chia ruộng công điền ở làng chính Thượng-Nghĩa
III - SỰ HÌNH THÀNH LÀNG THƯỢNG-NGHĨA ở miền đông nam bộ
Sau khi đất nước thống nhất năm 1975 vùng đất Quảng-trị là nơi bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhất Hậu quả của bom đạn còn sót lại cọng thêm thời tiết khắc nghiệt, đói rét triền miên. Một số dân cư Quảng-Trị nhất là thế hệ trẻ từng đi đây đó, biết được đất đai khí hậu miềm nam ôn hòa nên tìm cách đưa gia đình vào đó lập nghiệp tạo thành một đợt di dân lớn. Nằm trong trào lưu đó, tôi là Hoàng-Đức-Thiệm người viết bài này. Năm 1978, tôi đưa gia đình vào ấp La-Vân, xã Ngãi-giao thuộc tỉnh Đồng-Nai. Ở đó có ông Hoàng-Đức-Diễn người cùng họ đã di dân lập ấp theo chế độ Ngô-đình-Diệm năm 1962, Hoàng-đức-Tùng từ Bình-Tuy cũng về nơi đây.
Đầu năm 1980, anh Hoàng-kim-Sim, Mai-Hiểu, Hoàng-ngọc-Ninh, Hoàng-ngọc-Mua, Mai-Nhuận, Hoàng-kim-Thịnh cũng rời quê đến La-vân. Rồi Hoàng-văn-Cơ, Hồ-văn-Lý, Hoàng-ngọc-Sắt, Hoàng-đức-Hựu, Hoàng-ngọc-Khâm, Hoàng-đức-Kinh, Trần-hửu-Luận, Nguyễn-Trương có Hoàng-ngọc-Trắc ở Sông-Rây, Mai-chiếm-Sắt ở Xuân-Sơn, Hoàng-ngọc-Vượng, Hoàng-ngọc-Thỏn, Hoàng-đức-Dị, Hoàng-kim-Thống ở Bàu-lâm v.v.v.
Thời gian đầu lập nghiệp thật là gian truân, khổ sở trăm bề, nhờ măng tre, rau rừng, bí ngô khoai chụp ăn để sống cầm cự qua ngày mà phải cố gắng phá rừng làm rẫy mong có ngày mai, chịu khổ không nỗi nên cũng có người thối chí quay về quê (Mai-Nhuận, Hoàng-kim-Thịnh). Sau một thời gian cuộc sống tạm ổn định chúng tôi mới bàn với nhau lập làng để có thể hỗ trợ nhau khi hoạn nạn đồng thời chia sẻ buồn vui khi tối lửa tắt đèn.
Mùa xuân năm Tân-Dậu 1981 tổ chức lần đầu tiên tại nhà tôi rồi từ đó tiếp tục hàng năm theo lệ tất niên và minh niên vào 25 tháng chạp, 04 tháng giêng. Ở tại Long-Khánh, ấp Thọ-Bình dưới chân núi Chứa-Chan cũng tập hợp một số dân làng Vĩnh-đại gồm: Hoàng-văn-Luyện, Hoàng-văn-Minh, Hoàng-văn-Trình, Hoàng-văn-Phụng.
Hoàng-đức-Hữu, Hoàng-văn-Dâu, Hồ-Viển, Trịnh-Khôi, Hoàng-đức-Toàn, Hoàng-văn-Bình, Hoàng-ngọc-Phố, Hoàng-văn-Thành v.v.v. đặc biệt có các cụ ngoài 70 tuổi vẫn theo con cháu đi lập nghiệp gồm cụ Hoàng-văn-Ngà, Hoàng-văn-Khiết, Hoàng-ngọc-Ứng. Lúc đầu sự đi lại phương tiện khó khăn vì hai nơi cách nhau khoảng 60km nên nơi nào tự lo cúng tế nơi đó. Mãi đến năm 1995 mới bắt đầu đi lại cúng tế chung, thống nhất văn sớ cúng tổ tiên lấy tên làng Thượng-Nghĩa ở miềm đông nam bộ. Hiện nay làng có khoảng hơn 60 hộ cuộc sống ổn định, việc cúng tế quy cũ đầy đủ lể nghi cỗ truyền như ở quê nhà.
Theo đà tiến hóa của đất nước thế hệ trẻ của làng cũng làm rạng danh cho quê hương dòng tộc đa số có học thành đạt, thành danh có đủ các ngành nghề học vị, học hàm tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư, bác sĩ, giáo viên v.v.v.
Nhìn thế hệ trẻ tương lai tôi sung sướng tin tưởng làng Thượng-Nghĩa ở miền đông nam bộ sẽ trường tồn và phát triển. Mọi người luôn tâm niệm “Ly hương, bất ly tổ”.
Mong con cháu hãy nối gót cha ông, đoàn kết dung hòa cố gắng vươn lên, đùm bọc giúp đỡ lẩn nhau lấy tình đồng hương làm nghĩa trọng./,

Nguồn: Sưu tầm
Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0357 133 132 hoặc email "blogthuaphatlai@gmail.com". Xin cảm ơn!

Liên hệ

Name

Email *

Message *