Giới thiệu về trang Làng Thượng Nghĩa

Làng Thượng Nghĩa - Tôi là một người con xa quê. Một lần, trong lúc đi làm việc, tôi được tiếp xúc với một nhà nghiên cứu gia phả các dòng họ ở Việt Nam sinh sống tại Sài Gòn (tôi xưng bằng Bác). Bản thân với vốn kiến thức lịch sử (lịch sử giáo khoa) ở thời phổ thông giúp giúp cuộc nói chuyện giữa tôi với nhà nghiên cứu trở nên thú vị. 
Cổng chào Làng, cổng chào chụp khá lâu rồi nhé bà con


Qua cách nói chuyện, tuy không trực tiếp hỏi nhưng tôi cũng lờ mờ đoán được rằng, nhà nghiên cứu lớn tuổi trung lập trong chế độ chính trị nên cách nghiên cứu và đánh giá về lịch sử rất khách quan. Nhà nghiên cứu cho tôi biết dòng họ Hoàng ở Sài Gòn hiện nay đứng thứ 11 về dân số. Còn về dòng họ Hoàng Đức thì phải tra sổ sách thêm mới rõ. Nghe tôi tâm sự về các tộc họ ngoài quê miềng thường bắt đầu từ chữ HOÀNG nhưng lại có nhiều tên đệm khác nhau như là ĐỨC, NGỌC, KIM, VĂN... nên để phân biệt, người miềng gọi họ bằng tên đệm như họ ĐỨC, họ Mai, họ Kim..., nhà nghiên cứu cho biết, sắp tới, các nhà nghiên cứu về phả hệ tại miền Nam sắp có chuyến du khảo ra các tỉnh miền trung mà trong đó có Quảng Trị với sự hỗ trợ của 2 vị dân biểu (đại biểu Quốc hội). Tôi mạnh dạn mời nhà nghiên cứu ghé thăm làng Thượng Nghĩa, phường Đông Giang của ngoài miềng. Nhà nghiên cứu cho tôi biết rằng, ngoài miền Trung và miền Bắc, các cụ rất thận trọng với cuốn gia phả và hiếm khi cho người ngoài tiếp xúc nhưng cũng xin tôi địa chỉ, số điện thoại và thông tin về cụ tổ của dòng họ. Tôi không trả lời được ngay thông tin về cụ tổ dòng họ mình nhưng tôi đã từng đọc bài viết này trên mạng nên tôi xin phép gửi thông tin này sau.
Chưa xin ý kiến các cụ cao niên của dòng tộc ngoài quê và cũng chưa chắc gì đoàn của nhà nghiên cứu sẽ ghé thăm từ đường (nhà thờ) của dòng họ Hoàng Đức mình nhưng tôi nhủ rằng, nếu để nghiên cứu mà biết rõ tường tận thêm về dòng họ của mình thì các cụ cao niên ngoài quê ắt hẳn sẽ đồng ý mở gia phả cho người ngoài xem và tôi hy vọng đoàn nghiên cứu sẽ ghé qua.
Nhà nghiên cứu khuyên tôi còn trẻ nên học thêm về lịch sử và triết học, tìm đọc thêm các cuốn sử do các nhà viết sử không thuộc về chế độ cộng sản để có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về lịch sử. Về phương diện này thì tôi đồng ý. Kiến thức về lịch sử và triết học sẽ giúp ngôn ngữ, chủ đề giao tiếp của con người ta thêm mạch lạc, uyên thâm hơn, giá trị bản thân, nghề nghiệp từ đó mà cũng được đề cao.
Sau cuộc nói chuyện, tôi tự hỏi sao mình không tạo lập 1 trang chuyên viết về làng mình, lịch sử làng, các dòng tộc, tín ngưỡng tôn giáo... Có thể mọi người sẽ tìm thấy nhiều điều thú vị khi đọc những thông tin này đấy.
Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0357 133 132 hoặc email "blogthuaphatlai@gmail.com". Xin cảm ơn!

Liên hệ

Name

Email *

Message *