Làng Thượng Nghĩa - Điều đó có thể trở thành sự thật nếu chúng ta không sử dụng tên gọi này thường xuyên để nhắc nhở con cháu.
Điểm lại một chút về lịch sử, năm
1558, tổ tiên chúng ta từ miền đất Thanh-Hóa theo lời gọi của chúa Nguyễn-Hoàng
vượt đường biển vào cảng Cửa-Việt Quảng-Trị đi sâu vào đất liền khai canh lập ấp
đặt tên làng là Thượng-Nghĩa.
Làng
Thượng-Nghĩa cách cảng Cửa-Việt độ 6km về hướng đông bắc Bắc giáp làng Phi-Thừa,
Thượng-Độ, đông giáp làng Đông-Lai, tây giáp làng Nghĩa-An, nam giáp làng An-Lạc
sau dần khai phá về hướng tây nam, phía hửu ngạn sông Hiếu. Hiện mộ ông bà thủy
tổ họ Hoàng-Đức táng tại thị xã Đông-Hà. Cách thị xã Đông-Hà khoảng 7km về hướng
tây theo quốc lộ 9 lập làng Vĩnh-Đại và làng Vĩnh-An nối dài đến kilomet 10 tiếp
giáp những dãy đồi phía tây nam trọt Cỏ-Ống, làng Nghĩa-Hy. Cánh đồng nam đường
9 gọi là đồng Bàu-Ra cũng thuộc của làng. Mộ các vị tiền khai khẩn Trương, Trần,
Hồ đều táng ở đó. Tổ tiên vẫn mở rộng về tây nam lập làng Thượng-Nghĩa (Cùa)
thuộc xã Cam-Nghĩa huyện Cam-Lộ gần căn cứ Tân-Sở nơi vua Hàm-Nghi đặt đại bản
doanh chống Pháp, sau này còn mở vào Trạng-Tre, Rào-Vịnh vì vậy người ta thường
gọi làng Thượng-Nghĩa đại xã năm thôn.
![]() |
Một hoạt động của làng ở nhà văn hóa |
Có
hai làng gọi là làng họ với Thượng-Nghĩa: Làng Thượng-Trạch ở huyện Triệu-Phong
gần làng Chợ-Cạn, làng Thượng-Phước ở tả ngạn sông Thạch-Hãn trên làng An-Đôn
thường lui tới cúng bái tổ tiên với nhau.
Cả
năm thôn đều được chia ruộng công điền ở làng chính Thượng-Nghĩa.
Dịch chuyển nhanh đến
thời sau chiến tranh >>>
Sau
năm 1975, Tỉnh Bình Trị Thiên được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 tỉnh Quảng
Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, Đông Hà trở thành thị xã, 5 phường: 1, 2,
3, 4, 5 và xã Quảng Tân.
Trong
thời gian này, địa giới Đông Hà có những biến đổi theo hướng mở rộng. Ngày 18
tháng 5 năm 1981, giải thể xã Quảng Tân để sáp nhập xã này vào xã Gio Quang thuộc
huyện Bến Hải. Theo Quyết định số 64/HĐBT ngày 11 tháng 9 năm 1981 của Hội đồng
Bộ trưởng, thị xã Đông Hà được sáp nhập thêm 8 xã: Cam An, Cam Thanh, Cam
Thành, Cam Thủy, Cam Hiếu, Cam Tuyền, Cam Chính, Cam Nghĩa (thuộc huyện Bến Hải)
và 2 xã: Triệu Lương, Triệu Lễ (thuộc huyện Triệu Hải). Thị xã Đông Hà sau khi
được mở rộng bao gồm các phường I, phường II, phường III, phường IV, phường V
và các xã Cam An, Cam Thanh, Cam Thành, Cam Thủy, Cam Hiếu, Cam Tuyền, Cam
Chính, Cam Nghĩa, Triệu Lương, Triệu Lễ.
Sau
khi tỉnh Bình Trị Thiên được tách thành ba tỉnh như trước vào ngày 30 tháng 6
năm 1989, thị xã Đông Hà trở thành tỉnh lỵ Quảng Trị đồng thời là trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh này.
Ngày
23 tháng 2 năm 1991, thành lập 2 phường: Đông Thanh (tách từ xã Cam Thanh),
Đông Giang (tách từ xã Cam An).
Như
vậy, làng Thượng Nghĩa là một tên gọi có từ lâu đời, phải có lịch sử đến mấy
trăm năm, từ thời tổ tiên chúng ta mới từ ngoài miền Bắc vào khai phá vùng đất
này để lập nghiệp. Làng Thượng Nghĩa ở Đông Giang là làng Thượng Nghĩa gốc, nơi
mà tổ tiên chúng ta lần đầu đặt chân đến vùng đất Quảng Trị, rồi từ đó, con
cháu các cụ mới tỏa ra đi lập các làng Thượng Nghĩa khác. Đấy không đơn thuần
là tên của một đơn vị hành chính mà là tiếng vọng về lịch sử mấy trăm năm của
làng, gợi nhắc con cháu, các dòng họ nhớ về nguồn cội, tổ tiên.
Tuy nhiên, từ khi thị xã Đông Hà được thành lập, sau đó đổi tên thành TP. Đông Hà, danh xưng khu phố 4 đã thay thế cho tên gọi “làng Thượng Nghĩa”, trẻ con sau này dành dành không còn dùng hoặc không còn ấn tượng lắm về tên gọi này. Đấy là điều đáng buồn. Chúng ta suốt ngày hô hào phải dạy cho con em biết lịch sử đất nước nhưng mà tôi sợ rằng, ngay cả tên gọi của làng, một tên gọi thiêng liêng tồn tại mấy nghìn năm, chúng ta cũng khó nhắc nhở để con cháu sau này biết. Nhìn rộng ra, các ngôi làng ở miền Bắc hay tận những ngôi làng ở miền Nam, Tây Nguyên mà họ đi lập nghiệp đều được giữ đúng với tên gọi nguyên sơ ban đầu để nhắc nhở nguồn gốc. Dù kinh tế có phát triển, cấp hành chính được nâng lên thì họ vẫn giữ tên gốc của họ, chỉ thay đổi từ “làng”, “ấp”, “thôn”, “khóm” thành “khu phố”. Hay không lấy đâu xa, chúng ta vẫn thấy tên gọi “khu phố Tây Trì” hiên ngang đứng chung với tên gọi các khu phố 1, khu phố 2, khu phố 3… phường 1, TP. Đông Hà. Chúng ta đã lỡ một lần khi không giữ được tên làng lúc lên khu phố, vậy thì hãy tìm cách níu giữ lại cái tên này bằng những cách khác để nhắc nhở con cháu. Gần đây, tôi được nghe một người chú nhắc đến ý kiến đặt 1 cổng làng ngay đường dẫn vào làng (sát bên nhà chú Nhỏ - mụ Vính); bên cạnh cổng làng sẽ khắc một đoạn về lịch sử của làng (đừng nhầm lẫn cổng chào khu phố ở sát nhà văn hóa là cổng làng đang đề cập ở đây). Đấy là ý kiến rất hay và phù hợp với hiện tại bởi ở những nơi khác, đặc biệt là miền Bắc họ đều làm như vậy. Mỗi lần cúng làng, cúng họ lớn, chúng ta đều mời các dòng tộc, hương thôn ở các làng Thượng Nghĩa “nhánh” khác về tham dự; đừng để sau này phong tục này mai một vì con cháu nói rằng còn tên làng Thượng Nghĩa đâu mà mời làm gì!?
Tuy nhiên, từ khi thị xã Đông Hà được thành lập, sau đó đổi tên thành TP. Đông Hà, danh xưng khu phố 4 đã thay thế cho tên gọi “làng Thượng Nghĩa”, trẻ con sau này dành dành không còn dùng hoặc không còn ấn tượng lắm về tên gọi này. Đấy là điều đáng buồn. Chúng ta suốt ngày hô hào phải dạy cho con em biết lịch sử đất nước nhưng mà tôi sợ rằng, ngay cả tên gọi của làng, một tên gọi thiêng liêng tồn tại mấy nghìn năm, chúng ta cũng khó nhắc nhở để con cháu sau này biết. Nhìn rộng ra, các ngôi làng ở miền Bắc hay tận những ngôi làng ở miền Nam, Tây Nguyên mà họ đi lập nghiệp đều được giữ đúng với tên gọi nguyên sơ ban đầu để nhắc nhở nguồn gốc. Dù kinh tế có phát triển, cấp hành chính được nâng lên thì họ vẫn giữ tên gốc của họ, chỉ thay đổi từ “làng”, “ấp”, “thôn”, “khóm” thành “khu phố”. Hay không lấy đâu xa, chúng ta vẫn thấy tên gọi “khu phố Tây Trì” hiên ngang đứng chung với tên gọi các khu phố 1, khu phố 2, khu phố 3… phường 1, TP. Đông Hà. Chúng ta đã lỡ một lần khi không giữ được tên làng lúc lên khu phố, vậy thì hãy tìm cách níu giữ lại cái tên này bằng những cách khác để nhắc nhở con cháu. Gần đây, tôi được nghe một người chú nhắc đến ý kiến đặt 1 cổng làng ngay đường dẫn vào làng (sát bên nhà chú Nhỏ - mụ Vính); bên cạnh cổng làng sẽ khắc một đoạn về lịch sử của làng (đừng nhầm lẫn cổng chào khu phố ở sát nhà văn hóa là cổng làng đang đề cập ở đây). Đấy là ý kiến rất hay và phù hợp với hiện tại bởi ở những nơi khác, đặc biệt là miền Bắc họ đều làm như vậy. Mỗi lần cúng làng, cúng họ lớn, chúng ta đều mời các dòng tộc, hương thôn ở các làng Thượng Nghĩa “nhánh” khác về tham dự; đừng để sau này phong tục này mai một vì con cháu nói rằng còn tên làng Thượng Nghĩa đâu mà mời làm gì!?
![]() |
Một buổi họp dân làng ở nhà văn hóa mới |
Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0357 133 132 hoặc email "blogthuaphatlai@gmail.com". Xin cảm ơn!
Sáng lập và điều hành Blog
Nếu bạn cần một người làm chứng, hãy liên hệ với Đức Hoài theo thông tin:
Địa chỉ: 02 Tagore, phường Bình Thọ, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0357 133 132
Email: blogthuaphatlai@gmail.com
Viber/Zalo: 0357 133 132
Blog: blogthuaphatlai.vn
FB: facebook.com/blogthuaphatlai
Youtube: youtube.com/@blogthuaphatlai